Để sử dụng chức năng chấm bài bằng điện thoại trên ứng dụng UnT Chấm Bài Trắc Nghiệm 2025 một cách nhanh chóng và chính xác, thầy cô lưu ý các vấn đề về: ánh sáng khi chấm bài, chỉnh giấy kiểm tra, tư thế cầm điện thoại, cách rút bài kiểm tra, sử dụng các chế độ cài đặt.
Video hướng dẫn sử dụng chức năng chấm bài
Hướng dẫn sử dụng chức năng chấm bài chi tiết
1. Ánh sáng khi chấm bài
- Chọn chấm ở nơi có ánh sáng đều, ưu tiên ánh sáng tự nhiên
- Tránh các ánh sáng mạnh, gây loá giấy bài làm
2. Chỉnh giấy kiểm tra trắc nghiệm
- Các bài kiểm tra trắc nghiệm hay bị cong vênh ở các góc, việc cong vênh sẽ gây khó khăn cho việc nhận diện 4 góc bài làm. Do đó thầy có thể lật ngược sấp giấy lại, rồi cuộn tròn vừa đủ, có thể dùng tay điều chỉnh để miết các góc, thầy cô làm nhẹ nhàng kẻo quá đà lại làm cong ngược tờ giấy.
- Thầy cô Đặt sấp giấy nằm ngay ngắn và nằm hoàn toàn trên bề mặt phẳng: như mặt bàn, nền nhà,
- Tránh các trường hợp đặt trên các vật ghồ ghề, hoặc đặt 1 phần sấp giấy đặt trên bàn 1 phần lệch ra ngoài
3. Tư thế cầm điện thoại
- Thầy cô cầm điện thoại sao cho camera hướng thẳng xuống vuông góc với tờ giấy, tâm camera nằm ngay giữa bài kiểm tra.
- Nếu thầy cô hay bị mỏi tay thì có thể sử dụng thêm giá đỡ điện thoại.
4. Cách rút bài kiểm tra trắc nghiệm
Một tay thầy cô dùng để cầm điện thoại, tay còn lại dùng để rút bài kiểm tra:
- Em sẽ dùng 4 ngón này để đè giữ chặt sấp giấy.
- Dùng mỗi ngón cái để lật giấy.
- Khi ngón cái lật được rồi, các ngón còn lại sẽ giảm lực đè và mình sẽ nhẹ nhàng rút ra mà không làm xê lệch các bài kiểm tra nằm dưới.
- Khi thầy cô nghe tiếng tách của camera, thầy cô không cần phải dợi thêm mà có thể rút giấy để chuyển tiếp sang bài khác đc rồi.
5. Sử dụng các chế độ cài đặt khi chấm bài
- Thay đổi thời gian giữa 2 lần chấm: để chấm lâu hơn, thong thả hơn.
- Ghi đè các bài trùng Số Báo Danh: với chế độ này thì khi chấm được 1 bài mới, nếu bài này có Số Báo Danh trùng với các bài cũ thì các bài cũ sẽ bị xoá và chỉ giữ lại bài chấm mới nhất.
- Chế độ điện thoại yếu: là khi chấm thầy cô thấy các nút nhận diện bị đơ hoặc bị giật thì thầy cô nên chuyển sang chế độ này. Chế độ này có thời gian chấm hơi lâu nhưng sẽ mượt hơn, độ chính xác thì vẫn giữ nguyên.
- Ngoài ra có chế độ chấm chậm: chế độ này có thời gian chấm lâu nhưng bù lại độ chính xác rất cao. Thầy cô có thể dùng chế độ này trong trường hợp điều kiện chấm không tốt như : ánh sáng phức tạp, học sinh tô mờ,…
- Bật đèn pin: dùng trong trong trường hợp thầy cô chấm ở nơi quá tối, ở chế độ này đèn pin sẽ được bật để soi sáng bài kiểm tra. Tuy nhiên bình thường, chế độ này không khuyến khích thầy cô dùng bởi một vài trường hợp có thể làm giảm độ chính xác.
Hy vọng ứng dụng sẽ giúp ích đối với quý thầy cô. Kính chúc quý thầy cô có trải nghiệm tốt khi sử dụng ứng dụng. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!